Bạch giới tử là một vị thuốc quý trong đông y. Dược liệu có vị cay thường được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa trị chứng ho suyễn, viêm phế quản, đau nhức xương khớp do phong hàn. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của vị thảo dược này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
- Tên gọi khác: Hạt cải canh, Hồ giới, Thái chi, Thục giới, Giới tử.
- Tên khoa học: Brassica Alba
- Tên dược: Semen sinapis Albae
- Họ: Cải (danh pháp khoa học: Brassicaceae)
I. Mô tả dược liệu bạch giới tử
1. Đặc điểm của bạch giới tử
Cây Bạch giới thuộc loại thảo sống hàng năm. Dược liệu có lá đơn mọc so le, lá có cuống. Hoa dược liệu mọc thành cụm, cụm hoa mọc thành chùm. Hoa dược liệu là loại hoa đều lưỡng tính, có 4 lá dài, có 4 cánh hoa xếp thành hình chữ thập. Hoa có 6 nhị, trong đó có 2 chiếc ngắn và 4 chiếc dài. Bộ nhị trong hoa dược liệu gồm 2 tâm bì bầu thường 2 ô do một vách giả ngăn đôi. Quả dược liệu thuộc họ cải có lông, mỏ dài. Trong quả có 4 – 6 hạt nhỏ màu vàng nâu và có vân hình mạng rất nhỏ.
Bạch giới tử (hạt) có hình cầu, xuất hiện với đường kín khoảng 0,16cm. Vỏ ngoài của dược liệu co màu trắng vàng hoặc màu trắng tro. Một bên của dược liệu có đường vân rãnh hoặc đường vân không rõ ràng. Khi dùng kính soi lên sẽ thấy mặt ngoài của dược liệu có vân hình màn lưới rất nhỏ, một đầu xuất hiện 1 chấm nhỏ. Khi bẻ ra sẽ thấy bên trong có nhân xếp thành từng lớp màu trắng vàng, có dầu. Dược liệu không có mùi nhưng có vị cay và tê.
2. Nơi phân bố của bạch giới tử
Bạch giới tử được trồng ở khắp nơi bằng hạt. Vào mùa thu đông, người dùng thu hoạch rau để nấu ăn. Vào khoảng tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch quả già, lấy hạt để phơi khô.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản của bạch giới tử
Bộ phận dùng: Hạt Bạch giới tử. Loại hạt to, mập, màu trắng là tốt
Thu hái: Vào tháng 3 đến tháng 5, hái quả già và lấy hạt, sau đó phơi khô
Chế biến:
Lấy hạt cho vào nước sau đó rửa sạch, vớt bỏ những hạt nổi lên trên. Những hạt chìm mang đi phơi khô.
Cho dược liệu sạch vào chảo, thực hiện sao với lửa nhỏ cho đến khi dược liệu có màu vàng sẫm và có mùi thơm bốc ra (theo Dược Tài Học)
Người dùng có thể trộn bột dược liệu với nước và đắp ngoài.
Bảo quản: Đựng dược liệu trong lọ kín, tránh ẩm.
4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của Bạch giới tử gồm:
- Sinalbin
- Sinapine
- Chất men Myrosin
- Glucosid (sinigrin)
- Sinapic acid
- Alkaloid (Saponin)
- Protid
- Glucosinolate
- Lysine, Arginine, Histidine
- Chất nhầy
- 37% chất béo
- Thành phần chủ yếu Este của Arachidic acid, Sinapic acid, Linolenic acid.
II. Vị thuốc bạch giới tử
1. Tính vị
Tính ôn, vị cay, không độc (theo Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
2. Qui kinh
Qui vào kinh can, phế, tỳ, tâm bào (theo Bản thảo Tân Biên).
3. Tác dụng dược lý
a. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Men Myroxin sau khi thủy phân sinh ra dầu giới tử. Dầu này có khả năng kích thích nhẹ niêm mạc bao tử dẫn đến phản xạ tăng tiết dịch khí quản, có tác dụng hóa đờm
- Dung dịch nước 1:3 có khả năng ngăn ngừa và ức chế hoạt động của nấm ngoài da
- Tác dụng kích thích tại chỗ trên da khiến cho da đỏ sung huyết. Trường hợp nặng hơn gây phỏng, rát da.
b. Theo y học cổ truyền
Bạch giới tử có tác dụng:
- Thông đờm, lợi khí, khai vị, ôn trung (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)
- Hóa đờm, lợi khí, ôn trung, trừ hàn, chỉ thống, tán thủng. Điều trị suyễn, phản vị, cước khí, ho, tê bại (theo Bản Thảo Cương Mục)
- Ôn hóa hàn đờm, bạt độc, chỉ thống, hành trệ, tiêu thủng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
- Điều trị ho suyễn do hàn đờm, đau nhức tứ chi cả người do đờm, căng đầy đau bụng, đinh nhọt thuộc âm tính, giảm đau (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
- Điều trị hàn đờm ở ngực, chỉ thống, bạt độc, hành trệ, tiêu thủng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
4. Liều dùng và cách dùng
- Liều dùng
Dùng 1 – 12 gram/ngày. Khi dùng ngoài da, liều lượng có thể thay đổi tùy ý.
- Cách dùng
Dùng tươi hoặc phơi khô tán thành bột mịn trộn giấm đắp ngoài da hoặc nấu thành nước uống.
III. Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng dược liệu bạch giới tử
- Bạch giới tử có tính ấm, vì vậy cần thận trọng khi dùng cho trường hợp âm hư hỏa vượng.
- Không nên dùng cho trường hợp phù dương hư hỏa bốc lên hoặc phế kinh có nhiệt.
- Thuốc có thể gây kích ứng ngoài da, do đó không nên dùng cho người có cơ địa dễ dị ứng.
- Nước sắc bạch giới tử sinh ra chất hydroxide lưu huỳnh có tác dụng kích thích nhu động ruột và gây tiêu chảy. Vì vậy không nên sử dụng thuốc ở liều lượng lớn.
- Người sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan và sức yếu không nên dùng.
- Tránh nhầm lẫn với la bặc tử – hạt của cây củ cải.
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về dược liệu bạch giới tử. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc.
Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm rượu của Thiên Hữu liên hệ địa chỉ: 35/2 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Hotline: 0262.37.07.307 – 0933.958.588.