Cây cà gai leo và những công dụng tuyệt vời mà bạn nên biết

Cây cà gai leo là một vị thuốc quý, thường được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Thảo dược này giúp hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh về gan, chữa phong thấp, chảy máu chân răng, say rượu, bệnh lậu… Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cây cà gai leo và những công dụng tuyệt vời mà bạn nên biết.

  • Tên khác: cà quýnh, cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà gai dây, cà lù, cà bò, cà gai cườm, cà Hải Nam…
  • Tên khoa học: Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance
  • Họ: Cà (Solanaceae)

I. Mô tả cây cà gai leo 

1. Đặc điểm cây cà gai leo

Cà gai leo mọc cao từ 1 – 2 mét, phân ra nhiều nhánh nhỏ, cây đến tuổi trưởng thành phát triển thêm các lông phân nhánh, thân và cành của cà gai leo có hình trụ có màu xanh nhạt, nâu xám hoặc vàng nâu mọc thêm nhiều gai uốn ngược có độ dài từ 2 – 4mm

Lá cà gai leo thuôn dài hoặc hình trứng ở trên các cành còn với lá ở dưới thân gốc có hình rìu hoặc hơi tròn, mặt trên sẫm, mặt dưới có nhiều lông tơ màu trắng, có gai ở gân chính, thể hiện rõ rất ở mặt trên của lá

Cà gai leo thường ra hoa vào khoảng từ tháng 04 – 09 sau đó tạo quả từ tháng 09 – 12, quả có màu đỏ, mọng bóng, đường kính từ 7 – 9mm, hạt bên trong có màu vàng nhạt, hình ovan hoặc hình elip có kích thước 3x2mm.

2. Cây cà gai leo phân bố ở đâu?

Phân bố ở Lào, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ra, cà gai leo mọc hoang ở các vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Mọc nhiều nhất ở Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản của cây cà gai leo

Bộ phận dùng: Rễ và cành lá được dùng làm thuốc.

Thu hái: Thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi đào rễ, đem rửa sạch, thái mỏng hoặc sấy khô.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học của cây cà gai leo

Toàn cây và rễ có chứa ancaloit. Ngoài ra trong rễ cây còn chứa saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon và tinh bột.

II. Vị thuốc cà gai leo

1. Tính vị

Vị hơi the, tính ấm, hơi có độc.

2. Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý của cây cà gai leo

a.Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” do Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai thực hiện cho thấy thảo dược này có khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn xơ gan phát triển và chống viêm gan.

b.Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng tiêu độc, trừ ho, cầm máu, giảm đau, tán phong thấp, tiêu đờm.
  • Chữa đau nhức răng, say rượu, phong thấp, chảy máu chân răng. Một vài địa phương còn dùng để trị rắn cắn.

4. Liều dùng

Thông thường, mọi người sử dụng từ 16–20g cà gai leo ở dạng thuốc sắc uống trong một ngày.

III. Những điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệu cà gai leo:

  • Tránh nhầm cà gai leo với cà độc dược, cà dại.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú không tự ý sử dụng.

Hy vọng với bài viết trên, sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về cây cà gai leo. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn trong những bài viết kế tiếp.

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm rượu của Thiên Hữu liên hệ địa chỉ: 35/2 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Hotline: 0262.37.07.307 – 0933.958.588.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *