Cây đinh lăng là một vị thuốc quý tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng tuyệt vời, thường được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh mề đay, mẩn ngứa, thấp khớp, tắc tia sữa, ho, tăng cường sinh lý… Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, để tránh trường hợp sử dụng thuốc quá liều gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

- Tên khác: Nam dương sâm, cây gỏi cá
- Tên khoa học: Panax fruticosum L, Tieghemopanax frutiscosus Vig, Polyscias fruticosa Harms
- Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)
I. Tìm hiểu về cây đinh lăng
1. Đặc điểm của cây đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây nhỏ có chiều cao trung bình từ 0.8 đến 1.5m. Thuộc giống cây lá kép, mọc so le, lá có 3 lần xẻ lông chim còn phía mép có răng cưa.
Phần hoa của cây thường có màu trắng xám, mọc tụ lại ở đầu cành. Phần quả nhỏ có kích thước từ 3 đến 4mm. Thông thường mùa hoa quả sẽ tập trung từ tháng 4 đến tháng 7

2. Phân bố
Cây đinh lăng có thể trồng làm cảnh trong nhà và phù hợp với hầu như mọi vùng miền ở nước ta. Chính vì vậy đây là một trong những loại cây rất quen thuộc đối với nhiều người.
3. Bộ phận dùng làm thuốc
Hầu như tất cả bộ phận của cây đều được tận dụng. Từ thân, cành, lá đến củ, rễ.

4. Thu hái – sơ chế
Thông thường cây đinh lăng sẽ được thu hoạch sau khi trồng từ 3 năm trở lên vào mùa thu. Sau đó sẽ được thái nhỏ để phơi hoặc sấy khô
5. Bảo quản
Cây đinh lăng sau khi phơi khô sẽ được giữ ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm có thể gây ẩm mốc và biến chất.
6. Thành phần hóa học
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thành phần của cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleaneane. Còn trong rễ cũng có chứa nhiều saponin tương tự như sâm. Ngoài ra còn có nhiều vitamin và có tới 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các loại axit amin thiết yếu như: methionin, lyzin, cystein.
II. Cây đinh lăng là vị thuốc quý tốt cho sức khỏe

1. Tính vị
Theo Đông y, dược liệu đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát
2. Tác dụng của đinh lăng
+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương và một số cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM (2000 – 2007).
- Tác dụng tăng cường thể lực, giảm stress: Cây đinh lăng có chứa các thành phần tương tự như sâm nhung có khả năng kích thích hoạt động của não bộ, chống mệt mỏi, oxy hóa và giảm lo âu, mệt mỏi và tăng cường miễn dịch.
- Bảo vệ gan
- Giảm sưng và viêm
- Giảm đau khớp
- Kích thích tiểu tiện
- Điều trị hen suyễn: Dịch chiết cồn từ thảo dược này có tác dụng chống histamin và chống hen suyễn.
- Tăng trí nhớ và thời gian sống (thực nghiệm trên chuột già)
+Theo y học cổ truyền:
- Lá chữa cảm sốt, sưng tấy và mụn nhọt
- Thân và cành chữa tê thấp, đau nhức lưng
- Rễ là thuốc bổ, lợi tiểu
3. Cách dùng và liều lượng
Trung bình mỗi ngày dùng từ 1 đến 6g phần rễ và từ 30 đến 50g phần thân, còn lá thì dùng từ 50 đến 100g. Người bệnh có thể sắc để uống, ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn cũng được.
4. Độc tính
Chỉ nên dùng với một liều lượng nhất định, việc cơ thể tiếp nhận quá nhiều saponin có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
III. Kiêng kỵ và Lưu ý khi sử dụng vị thuốc đinh lăng
- Cây đinh lăng tuy có tác dụng tốt nhưng chỉ nên dùng với một lượng vừa đủ. Vì nếu dung nạp quá nhiều saponin sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt và tiêu chảy.
- Chỉ nên dùng khoảng từ 10 đến 20g cây đinh lăng đã phơi khô/ ngày.
- Chú ý nên dùng cây đinh lăng từ 3 tuổi trở lên để đảm bảo dược tính.
- Ngoài việc áp dụng bài thuốc từ dược liệu, bạn có thể hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe với các món ăn từ lá đinh lăng.
Cây đinh lăng là một vị thuốc quý tốt cho sức khỏe với những công dụng tuyệt vời mà chúng tôi vừa cung cấp ở bài viết trên, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc.
Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm rượu của Thiên Hữu liên hệ địa chỉ: 35/2 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Hotline: 0262.37.07.307 – 0933.958.588.