Cây huyết giác và những tác dụng mà bạn chưa biết

Cây huyết giác là một loại thảo dược quý, thường được dùng trong các bài thuốc đông y để điều trị các bệnh như đau nhức xương khớp, trị vết thương bị tụ máu, sưng bầm… Để có thể hiểu sâu hơn về những tác dụng của vị thuốc huyết giác, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới sau đây nhé!

Cây huyết giác
Cây huyết giác
  • Tên gọi khác: Cây xó nhà, Cau rừng, Trầm dứa, Giác máu, Huyết giáng ông.
  • Tên khoa học: Pleomele cochinchinensis
  • Họ: Hành tỏi (danh pháp khoa học: Liliaceae)

I. Mô tả cây huyết giác

1. Đặc điểm của cây huyết giác

Cây huyết giác là loại thực vật nhỏ, sống lâu năm, chiều cao chỉ khoảng 1 – 1.5m, một số cây sống trong điều kiện lý tưởng có thể cao đến 2m. Thân cây phân thành nhiều nhánh, đường kính từ 1.6 – 2cm, một số cây lớn có đường kính khoảng 20cm.

Phiến lá hình lưỡi kiếm, rộng 3 – 4cm, dài 25 – 60cm, lá mọc cách, không có cuống, phiến lá cứng và có màu xanh tươi. Hoa mọc thành chùm, có khi dài đến 1m, hoa nhỏ và có màu vàng xanh nhạt. Quả có đường kính khoảng 1cm, quả mọng, hình cầu. Cây ra hoa và quả vào tháng 2 – 5 hằng năm.

Hoa huyết giác
Hoa huyết giác

2. Bộ phận dùng của cây huyết giác

Thân cây.

3. Nơi phân bố của cây huyết giác

Cây cau rừng phân bố ở Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc nhiều ở Hà Tĩnh, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh,…

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái cây quanh năm, sau khi hái về đem phơi khô là dùng được. Dược liệu sau khi khô có màu đỏ, không mùi, chất rắn chắc và có vị hơi chát.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo.

6. Thành phần hóa học của huyết giác

Nhựa trong gỗ cây huyết giác có chứa 3% nhựa không tan, 8.3% tro, 57 – 82% dracoresinotanol, 14% dracoresen, 2.5% dracoalben,…

II. Vị thuốc huyết giác

1. Tính vị

Vị đắng chát, tính bình.

2. Quy kinh

Thận và Can.

3. Tác dụng dược lý của huyết giác

– Theo Đông Y:

  • Công dụng: Sinh cơ, chỉ huyết, hành khí và hoạt huyết.
  • Chủ trị: Mụn nhọt lâu ngày không liền, vết thương chảy máu, bế kinh, huyết ứ trệ sau khi sinh, tụ máu do chấn thương, đau nhức lưng, u hạch.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng chống đông máu: Dịch từ cây cau rừng có tác dụng ngăn ngừa hình thành huyết khối nhờ vào tác dụng ức chế tập kết tiểu cầu.
  • Tác dụng kháng khuẩn. Dịch chiết từ dược liệu có thể ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus và một số loại nấm gây bệnh khác.
  • Thực nghiệm trên thỏ cho thấy, cồn trong huyết giác có tác dụng giãn mạch, giảm glycopen trong gan, tăng IgA, IgG trong máu.
  • Thực nghiệm trên chuột trắng cho thấy, dịch chiết từ thuốc có tác dụng tăng tỷ lệ sống sót của động vật trong điều kiện áp suất giảm và thiếu oxy.

4. Cách dùng – liều lượng dược liệu huyết giác

Huyết giác được dùng ở dạng ngâm rượu uống, xoa hoặc sắc cùng với các vị thuốc khác. Liều dùng trung bình: 8 – 12g/ ngày.

III. Những điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệu huyết giác

  • Phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn hành kinh không nên dược liệu huyết giác.
  • Vị thuốc này có tác dụng chống tập kết tiểu cầu nên có khả năng tương tác với thuốc chống đông máu. Nếu bạn đang sử dụng loại thuốc này, vui lòng trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thuốc và dược liệu.

Với bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về cây huyết giác. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc.

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm rượu của Thiên Hữu liên hệ địa chỉ: 35/2 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Hotline: 0262.37.07.307 – 0933.958.588.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *