Cây ngải cứu – Những công dụng và lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Cây ngải cứu là một vị thuốc quý trong đông y, được biết đến có thể chế biến thành những món ăn ngon và tốt cho sức khỏe. Vị thuốc này thường được ứng dụng trong các bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, an thai, đặc biệt là sơ cứu vết thương rất hiệu quả.  Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về những công dụng mà cây ngải cứu mang lại cũng như những lưu ý khi sử dụng cây cây thuốc này nhé!

  • Tên khác: Cỏ linh ti (Thái), quá sú (H’mông), nhả ngải (tiếng Tày), ngải diệp, thuốc cứu
  • Tên khoa học: Artemisia vulgaris
  • Họ: Cúc (Asteraceae)

I. Mô tả cây ngải cứu

1. Đặc điểm sinh thái của cây ngải cứu

Cây ngải cứu có chiều cao khoảng 0,4 – 1m. Cây có nhiều cành non, có lông. Lá mọc so le với phiến lá xẻ lông chim. Hai bên mặt lá đều có lông, mặt trên có màu xanh sẫm và dưới có màu trắng. Cụm hoa hình đầu nhỏ có màu lục nhạt, mọc thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế không có túm lông.

2. Nơi phân bố cây ngải cứu

Cây ngải cứu được tìm thấy chủ yếu ở các nước của khu vực Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Phi, Alaska

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản của cây ngải cứu

  • Bộ phận dùng: Lá tươi
  • Thu hái và chế biến: Lá và cành ngải cứu thường được thu hoạch vào tháng 6, khoảng đầu hoặc giữa tháng 5 âm lịch. Sau khi thu hái, lá được rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô trong bóng râm.
  • Bảo quản: Nhiệt độ phòng, nơi khô ráo

4. Thành phần hóa học của cây ngải cứu

Lá cây ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các hoạt chất chính như acid amin, cholin, flavonoid, adenin

II. Vị thuốc ngải cứu

1. Tính vị

Tính ấm, vị đắng

2. Quy kinh

Can, Tỳ và Thận

3. Tác dụng của ngải cứu

Cây thuốc cứu có một số tác dụng như:

  • Giúp cầm máu
  • Điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh
  • Phòng ngừa ung thư
  • Giúp sơ cứu vết thương
  • Giảm đau nhức xương khớp, đau do thần kinh tọa, viêm khớp
  • Điều trị đau đầu, ho, cảm cúm
  • Chữa viêm họng
  • Điều trị suy nhược cơ thể
  • Giảm cân, giảm mỡ bụng
  • Làm sáng da, trị mụn
  • Chữa mẩn ngứa, rôm sảy
  • Hỗ trợ lưu thông máu não

4. Cách dùng và liều lượng

Ngải cứu dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc đắp. Liều dùng ở mỗi người thường không giống nhau. Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe. Tốt nhất, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ trước để tìm ra liều sử dụng thích hợp. Bởi lẽ ngải cứu không an toàn nếu dùng không đúng liều.

5. Tác dụng phụ

Dị ứng là một trong những tác dụng phụ đặc trưng ở người bệnh khi sử dụng ngải cứu. Theo các chuyên gia da liễu, ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân bị dị ứng với thực vật họ Asteraceae như hoa cúc, ragweed, cỏ bạch dương, cà rốt hoặc cần tây. Ngoài ra, một vài nguồn thông tin khác cho thấy vị thảo dược tự nhiên này cũng gây phản ứng dị ứng ở bệnh nhân bị dị ứng với mật ong, ô liu, sữa ong chúa, mù tạt trắng, kiwi, cao su, hạt micronesian và một số loại cây khác thuộc chi Artemisia. Bên cạnh đó, phấn hoa của cây ngải cứu có thể gây hình thành phản ứng ở người dị ứng với khói thuốc lá.

III. Những người không nên dùng ngải cứu trị bệnh

Cây ngải cứu có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng cây có tính độc. Vì vậy, những đối tượng sau đây không nên sử dụng tránh tình trạng bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Người âm hư, huyết nhiệt
  • Phụ nữ mang thai (có thể gây sẩy thai)
  • Người có vấn đề về gan
  • Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột

Hy vọng với bài viết trên, sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về cây ngải cứu. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn trong những bài viết kế tiếp. Xin chân thành cảm ơn!

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm rượu của Thiên Hữu liên hệ địa chỉ: 35/2 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Hotline: 0262.37.07.307 – 0933.958.588.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *