Cây sài hồ là một trong loại thảo dược quý, không chỉ được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y mà còn được ứng dụng trong y học hiện đại. Vậy cây sài hồ là gì? Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc này ra sao? Để có câu trả lời cho những câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
- Tên gọi khác: Sài hồ, Bắc sài hồ, Trúc diệp sài hồ, Sà diệp sài hồ, Ngạnh sài hồ, Thiết miêu sài hồ,…
- Tên khoa học: Bupleurum chinense DC.
- Họ: Hoa tán (Umbelliferae)
I. Mô tả cây sài hồ
1. Đặc điểm sinh thái của cây sài hồ
Cây sài hồ là loại cây bụi, có chiều cao trung bình chừng 0,5 – 3m. Cây phân thành nhiều nhánh nhỏ đâm ra từ gốc.
Thân cây sài hồ tròn, thân non có màu xanh đậm và có một ít lông mịn, đối với thân già có màu xanh sẫm hoặc hơi tím tía, nhẵn, không lông.
Lá hình thìa, mọc so le, cuống ngắn, gân hiện rõ ở mặt dưới. Mép lá có hình răng cưa không đều. Phiến lá dày, láng ở mặt trên và nhạt ở mặt dưới. Lá có mùi thơm hắc.
Hoa cây sài hồ mọc thành cụm, hoa màu vàng, có các lá hình dải dẹp nhỏ thun nhọn.
Rễ có màu vàng ngà, dai, có vị đắng, mùi thơm.
2. Nơi phân bố của cây sài hồ
Cây sài hồ có nguồn gốc từ nước Trung Quốc và Nhật Bản. Loại cây này được di thực về nước ta từ năm 1994. Hiện nay, cây Sài hồ Bắc mọc hoang rải rác ở một số tình thành thuộc phía Bắc nước ta.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản của cây sài hồ
+ Bộ phận dùng: Sử dụng phần rễ và lá của cây sài hồ để làm thuốc.
+ Thu hái: Thu hái quanh năm.
+ Chế biến: Phần rễ cây Sài hồ sau khi được đào về cần cắt bỏ rễ con rồi rửa sạch qua nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Có thể đem tẩm rượu hoặc sao với mật ong để dùng dần.
+ Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tốt nhất nên cất trữ trong bao bì kín và cần đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
4. Thành phần hóa học của cây sài hồ
Trong cây Sài hồ có chứa một ít tinh dầu, 0,50% hoạt chất saponin, một chất rượu gọi là bupleurumola và phytosterola. Ngoài ra, trong thân và lá cây Sài hồ Bắc còn chứa hoạt chất rutin.
II. Vị thuốc sài hồ
1. Tính vị – Quy kinh dược liệu sài hồ
Trong Đông y cổ truyền, dược liệu sài hồ có tính vị và quy kinh sau:
- Tính vị: Vị đắng, tính hơi hàn.
- Quy kinh: Kinh Can Đởm.
2. Tác dụng dược lý của sài hồ
a. Theo nghiên cứu của giới Y học hiện đại:
- Bảo vệ gan và lợi mật;
- Giúp hạ lượng mỡ trong máu và gan;
- Có tác dụng an thần, kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt;
- Giảm ho, đau rát cổ họng;
- Tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng tổng hợp protein trên cơ thể chuột;
- Nước sắc sài hồ có tác dụng ức chế mạnh một số vi khuẩn như: liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lao, phẩy khuẩn thổ tả,…;
- Nước sắc sài hồ còn có tác dụng kháng một số loại virus như: virus gan, virus cúm, virus viêm tủy typ I, vi trùng sốt rét,…
b. Theo Đông y cổ truyền:
- Công dụng: Sài hồ có công dụng giải nhiệt, hóa giải thoái nhiệt, thăng dưỡng khí triệt ngược tà và sơ can chỉ thống.
- Chủ trị: Dược liệu sài hồ có tác dụng bảo vệ gan, giúp nhuận tràng, thông khí, làm sáng mắt, trị sốt rét, sốt thương hàn, viêm gan mãn tính, đau tức ngực, đau bụng, trướng bụng, kinh nguyệt không đều,…
3. Cách dùng và liều lượng dược liệu sài hồ
+ Liều lượng sử dụng: Dùng 4 – 16g/ ngày. Tuy nhiên, đây không phải là liều lượng cố định. Liều dùng có thể gia giảm tùy vào từng bài thuốc và mức độ bệnh lý của bệnh nhân.
+ Cách dùng: Sài hồ Bắc thường kết hợp với nhiều vị thuốc khác ở dạng thuốc sắc.
III. Một số lưu ý khi sử dụng sài hồ
Trước và trong quá trình sử dụng dược liệu sài hồ, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh các trường hợp rủi ro có thể xảy ra:
- Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong sài hồ tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này;
- Không sử dụng dược liệu Sài hồ cho người bị sỏi mật, huyết áp cao có kèm các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu,…;
- Phụ nữ mang thai và người bị xơ giãn tĩnh mạch thực quản cần thận trọng khi sử dụng dược liệu Sài hồ;
- Các đối tượng bị lao phổi kèm can khí uất thì cần giảm liều lượng sử dụng còn khoảng 4 – 6g/ ngày;
- Người bệnh không được lạm dụng dược liệu Sài hồ. Việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí gây xuất huyết;
- Sài hồ thường được kết hợp cùng với Bạch thược để làm tăng công dụng thư can trấn thống cũng như làm dịu kích thích của Sài hồ đối với cơ thể.
Hy vọng với bài viết trên, sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về cây dược liệu sài hồ. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc.
Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm rượu của Thiên Hữu liên hệ địa chỉ: 35/2 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Hotline: 0262.37.07.307 – 0933.958.588.