Công dụng của tam lăng đối với sức khỏe

Công dụng của tam lăng đối với sức khỏe là gì? Cách dùng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho những câu hỏi trên, mời các bạn tham khảo.

Hình ảnh cây tam lăng
Hình ảnh cây tam lăng

Tên gọi khác: Tam lăng, Hắc tam lăng, Kinh tam lăng, Cồ nốc mảnh, Lòng thuyền

Tên khoa học: Seipus yagara Ohwi

Họ: Cói Cyperaceae

Bộ phận dùng:Thân rễ

I. Mô tả cây tam lăng

1. Đặc điểm thực vật

Tam lăng là loại cây thân thảo sống lâu năm, có thân rễ cao to, thân cao 6 – 7 cm, to 1 – 2 cm. Một số đặc điểm nhận biết cụ thể như sau:

  • Lá: Hình dải, dài 45 – 60cm, rộng 5 – 7 cm, màu lục, có nhiều gân, cuống lá dài 20 – 30cm. 
  • Hoa: Mọc thành cụm, cụm hoa trên cuống dài 20 – 25cm, chùm cao 8 – 10 c, mỗi cụm có 10 – 20 hoa, cuống cao 1 – 2,5cm, có long. Phiến hoa cao 1cm, bầu đầy lông, có 6 nhị. Ra hoa trong khoảng từ tháng 4 – tháng 7.
  • Quả: Hình bầu dục, nhiều hạt, quả dài 2cm. 
Đặc điểm thực vật của cây tam lăng
Đặc điểm thực vật của cây tam lăng

   2. Phân bố

  • Ở Việt Nam: Thường mọc hoang ở thung lũng, trong rừng ở Ninh Bình, Quảng Trị, Lào Cai.
  • Ở Trung Quốc: Phía Nam Trung Quốc chủ yếu là các khu vực như Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam.

  3. Cách thu hái

Bộ phận thường được dùng làm thuốc của cây tam lăng là thân rễ. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa đông đến mùa xuân, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo sạch lớp vỏ ngoài và phơi khô.

Tam lăng được bào chế bằng cách đào củ rễ, bỏ hết lá, tua rễ rồi phơi hay sấy khô được gọi là tam lăng sống. Khi tam lăng trộn giấm lên màu thâm thì được gọi là tam lăng chế giấm. 

Dược liệu thu được loại tốt là loại không xốp, không mốc mọt có bề ngoài màu tro nhợt, cứng chắc, mịn. Dược liệu có mặt ngoài nhăn, sần sùi, hình nón, hơi dẹt, có vết dao cắt. Có vị nhạt, nhấm hơi có cảm giác tê lưỡi. 

4. Bảo quản

Dễ mốc nên cần bảo quản ở nơi kín, khô ráo, trước mùa cần đem phơi kỹ.

 5. Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hóa học của tam lăng. Chỉ biết hai thành phần chính là tinh dầu và chất bột.

II. Vị thuốc tam lăng

Theo y học cổ truyền, tam lăng có công dụng bổ máu, giảm ứ trệ, giảm đau, hoạt khí. Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, tam lăng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

Tam lăng có công dụng bổ máu, giảm ứ trệ, giảm đau, hoạt khí.
Tam lăng có công dụng bổ máu, giảm ứ trệ, giảm đau, hoạt khí.

  1. Tính vị

Vị ngọt đắng, cay, không độc.

  2. Quy kinh

Quy vào kinh can tỳ.

  3. Tác dụng

Phá huyết khu ứ, hành khí, chỉ thống (giảm đau), thông kinh, làm thuốc tiêu, thuốc tán.

   Chủ trị

  • Huyết ứ do sang chấn
  • Kinh bế, đau bụng, thống kinh
  • Thực tích, khí trệ với các biểu hiện như đau thượng vị, đau chướng bụng
  • Khí trệ huyết ứ với biểu hiện như đau bụng, đầy bụng, đa thượng vị, vô kinh.

  4. Liều dùng

Sử dụng tốt nhất là khoảng 3 – 10g tam lăng mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh. 

  5. Kiêng kỵ

Không dùng tam lăng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt 

Hy vọng bài viết trên, đã giúp bạn biết được công dụng của tam lăng đối với sức khỏe. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết!

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm rượu của Thiên Hữu liên hệ địa chỉ: 35/2 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Hotline: 0262.37.07.307 – 0933.958.588.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *