Câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có trong thành phần của thực phẩm chức năng Vua voi Ama Kông. Với tác dụng bổ Thận, Can, câu kỷ tử được dùng nhiều trong những bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh, triều trị trị hiếm muộn.
-
Tên gọi, phân nhóm của câu kỷ tử
Tên gọi khác: Kỷ tử, Khởi tử, Câu khởi, Địa cốt tử, Khủ khởi.
Tên khoa học: Fructus Lycii.
Họ khoa học: Họ Cà (Solanaceae).
-
Đặc điểm sinh thái của câu kỷ tử
Mô tả: Cây câu kỷ tử là cây bụi mọc đứng, phân nhánh nhiều, cành mảnh, có gai ở kẽ lá. Lá cây nhẵn, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác. Phần hoa có kích thước nhỏ, mọ đơn độc ở kẻ lá hoặc chụm lại với nhau. Quả câu kỷ tử hình trứng, khi chín chuyển sang vàng đỏ hoặc đỏ sậm.
Quả câu kỷ tử hình trứng, khi chín chuyển sang vàng đỏ hoặc đỏ sậm.
Phân bố: Dược liệu phổ biến tại một số tỉnh Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Việt Nam còn phải nhập từ nước ngoài.
-
Tác dụng dược lý của câu kỷ tử
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Theo sự ghi nhận trong nền dược lý hiện đại, câu kỷ tử mang lại những công dụng sau:
Tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường khả năng thực bào, tăng lực của enzym dung khuẩn của huyết thanh;
Tăng cường chức năng tạo máu khi thí nghiệm trên chuột nhắt;
Thành phần hoạt chất betain có trong câu kỷ tử khi được thí nghiệm trên gà có tác dụng tăng trọng lượng và hiệu suất đẻ trứng. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng bảo vệ gan và làm hạ đường huyết;
Giúp làm giảm đường huyết, hàm lượng cholesterol khi thí nghiệm trên chuột cống;
Ức chế bệnh ung thư ở chuột nhắt;
Điều chỉnh chứng rối loạn thành phần lipid máu;
Chống oxy hóa và giúp làm chậm quá trình lão hóa xương và một số bộ phận khác.
Theo Y học cổ truyền:
Theo Y học cổ truyền, dược liệu câu kỷ tử có những công dụng sau:
Cường thịnh âm đạo, bổ ích tinh huyết (theo bản thảo kinh tập chú);
An thần, minh mục, giúp bổ ích tinh bất túc (theo Dược tính bản thảo);
Trị chứng hư lao, bổ ích gân cốt, giúp mạnh gân cốt, trừ phong (theo Thực liệu bản thảo);
Tu dưỡng Can và Thận (theo Lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách);
Bổ Can Thận, nhuận phế, sinh tinh huyết, minh mục (theo Trung dược học);
Nhuận phế, bổ thận (theo Bản thảo cương mục);
Nhuận phế, ích khí, trừ khí, bổ thận, sinh tân, bổ Can và Thận, minh mục, ích tinh (theo Bản thảo kinh sơ).
Chủ trị:
Can thận âm hư, chứng tiêu khát, khái thấu, trị hư lao, trị chứng âm huyết hư tổn (theo Sổ tay lâm sàng trung dược);
Trị chứng say xẩm, đau thắt lưng, di tinh, chóng mặt do huyết hư, trị bệnh tiểu đường (theo Trung dược học).
-
Tính vị của câu kỷ tử
Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình.
-
Quy kinh
Vị thuốc quy vào kinh Can, Thận, Phế.
-
Cách dùng – liều dùng
Cách dùng: Câu kỷ tử được dùng ở dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc hoàn thành viên để uống cùng với ly nước ấm. Tuy nhiên, cách dùng còn phụ thuộc vào từng bài thuốc và bệnh lý.
Liều dùng: 8 – 20 gram/ ngày.
Hy vọng với bài viết trên, các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về vị thuốc Câu kỷ tử.
Nếu quý khách có nhu cầu mua các sản phẩm rượu Thiên Hữu, hãy liên hệ hotline: 0262.37.07.307 – 0933.958.588