Đào nhân là phần nhân bên trong hạt của quả đào. Trong y học cổ truyền, vị thuốc này thường được ứng dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh phụ khoa, bệnh phụ nữ sau sinh, viêm tắc động mạch, táo bón … Vậy đào nhân là gì? Công dụng và cách dùng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ngay sau đây để có câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!
- Tên gọi khác: Đào hạch nhân, Thoát hạch nhân, Đơn đào nhân, Đào nhân hạch, Thoát hạch anh nhi, Đào nhân nô,…
- Tên khoa học: Semen perricae
- Họ: Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae)
I. Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm sinh thái
Đào nhân là phần nhân trong hạt quả đào của cây đào. Cây đào là loại cây thân gỗ, có thể cao tới 5 – 10 mét, thân nhẵn thường có chất nhầy gọi là nhựa đào. Lá đơn, mọc so le, phiến lá dài. mép lá có răng cưa nhọn. Hoa đơn, có 5 cánh, màu hồng nhạt. Qủa hình cầu, đầu nhọn có ngấn lõm, vỏ ngoài có lông rất mịn.
2. Phân bố:
Cây đào được trồng hoặc mọc hoang ở rất nhiều ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Sa Pa, Cao Bằng, Hà Giang,…
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
+ Bộ phận dùng: Dùng phần nhân trong hạt của những quả đào chín.
+ Thu hái: Thu hái những quả đã chín mọng, thời điểm tốt nhất để thu hoạch vào tháng 7 hàng năm, khi ấy cho năng suất và chất lượng nhiều nhất.
+ Chế biến: Rửa những hạt đào sơ qua nước rồi tách bỏ vỏ và phần đầu nhọn rồi đem phơi khô, hoặc có thể giữ nguyên phần vỏ và đầu nhọn tùy vào từng bài thuốc.
+ Bảo quản: Đào nhân rất khó bảo quản, dễ bị ẩm móc, sâu nhọt, vì vậy cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cần bảo quản trong bọc kín có lót vôi sống và đóng kín bao bì sau những lần sử dụng.
4. Thành phần hóa học của Đào nhân
- Vitamin B1
- Men đường Lactate
- Tinh dầu lipit
- Cholin
- Acetylcholin
II. Vị thuốc Đào nhân
1. Tính vị
- Vị ngọt, không độc (Biệt Lục)
- Vị ngọt, đắng, tính bình (Trung Dược học)
- Vị đắng, tính bình (Bản Kinh)
- Vị ngọt, cay, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
2. Quy kinh
Đào nhân được quy vào các kinh sau:
- Kinh Tâm, Can, Tiểu đường (Trung Dược học)
- Kinh Tâm và Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
- Kinh Can, Đại trường (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)
- Kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo)
- Kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Kinh Giải)
3. Tác dụng dược lý của Đào nhân
a. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Chống đông máu yếu, giãn mạch, tăng lưu lượng máu, tăng mức cAMP trong tiểu cầu, ức chế máu ngưng tụ, co giãn tử cung,…
- Tác dụng nhuận trường bởi thành phần dầu lipt có trong Đào nhân khá nhiều
- Kháng viêm ở giai đoạn đầu
- Giảm ho
- Ức chế tế bào ung thư chọn lọc
b. Theo Y học cổ truyền
- Phá huyết, hành ứ, nhuận táo, thông tiện, hoạt trường
- Sát trùng, tiêu trùng
- Ứ huyết sưng đau
- Táo bón
- Bế kinh, thống kinh
- Chấn thương do té ngã, bị đánh đập
- Mụn nhọt, đinh nhọt
- Sốt rét
4. Cách dùng – Liều lượng
+ Liều lượng: Dùng đào nhân mỗi ngày 4 – 16 gram.
+ Cách dùng: Đào nhân được dùng dưới dạng sắc hoặc tán thành bột để dùng, trước khi dùng cần sao vàng qua hoặc đốt tồn tính, tách bỏ vỏ và đầu nhọt (tùy vào từng bài thuốc). Ngoài ra đào nhân còn được dùng để dùng cùng với rượu nóng hoặc một số nước sắc từ các vị thuốc khác.
III. Kiêng kỵ khi sử dụng Đào nhân
Không phải đối tượng nào cũng có thể điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ Đào nhân, đặc biệt là các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này, hoặc các đối tượng thuộc các trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai, phụ nữ không ứ trệ: Không dùng
- Chứng kinh bế, sinh xong đau bụng do huyết hư, táo bón do tân dịch: Không dùng
- Chứng huyết táo, hư: Thận trọng khi dùng.
Hy vọng với một số thông tin về vị dược liệu Đào nhân mà chúng tôi vừa cung cấp, sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về vị thuốc này.
Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm rượu của Thiên Hữu liên hệ địa chỉ: 35/2 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Hotline: 0262.37.07.307 – 0933.958.588.