Kim tiền thảo, những công dụng tuyệt vời mà bạn chưa biết

Kim tiền thảo là một vị dược liệu quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y để điều trị các dạng sỏi như sỏi mật, sỏi đường tiết niệu,… Vậy để biết được cây dược liệu Kim tiền thảo là gì? Cũng như công dụng và cách dùng như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

  • Tên gọi khác: Bạch Nhĩ Thảo, Vẩy Rồng, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương, Nhũ Hương Đằng,….
  • Tên khoa học: Herba Jin Qian Cao
  • Họ: Cánh bướm hay còn gọi là họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae)

I. Mô tả cây dược liệu kim tiền thảo

1. Đặc điểm thực vật

Là cây dược liệu dạng thân thảo, sống lâu năm, thân bò sát dưới mặt đất, dài khoảng 1 m.

Lá cây mọc so le gồm 1 – 3 chét, rộng 2 – 4 cm, chiều dài khoảng 2,5 – 4,5 cm. Chét giữa của lá có hình mắt chim, các lá bên có hình bầu dục. Mặt trên lá có màu xanh lục, mặt dưới phủ lông trắng bạc, khi sờ vào có cảm giác mềm mại.

Hoa  mọc thành chùm, thường mọc ở nách lá. Tràng hoa hình bướm, màu tía. Hoa màu hồng, mỗi chùm có 2 – 3 hoa.

Quả loại đậu, chiều dài khoảng 14 – 16 mm, bên trong có 4 – 5 hạt nhỏ.

2. Bộ phận dùng

Toàn thân cây Kim tiền thảo đều có thể dùng làm thuốc.

3. Cây dược liệu Kim tiền thảo phân bố ở đâu?

Là loại thảo dược ở khu vực Đông Nam Á và Hoa Nam, mọc hoang ở vùng núi trung du có độ cao dưới 1000 m. Tại Việt Nam, dược liệu được tìm thấy ở vùng đồi núi như Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Ninh Bình,…

Hiện nay, cây dược liệu này đã được trồng đại trà nhằm mục đích làm thuốc.

4. Thu hái – Sơ chế

Thời gian thích hợp để thu hái là vào mùa hè. Bởi vì lúc này cây có nhiều lá và hoa.

Sơ chế: Mang dược liệu đi rửa sạch, để ráo nước và phơi khô để dùng.

5. Bảo quản

Bảo quản dược liệu ở nơi kín, khô ráo, tránh ẩm mốc.

6. Thành phần hóa học của dược liệu Kim tiền thảo

Gồm có: L-Pinocamphone, L-Pulegone, Limonene, Isopinocamphone, Menthol, Ursolic acid, Palmitic, Amino acid, Choline, Succinic acid, L-Menthone,…

II. Vị thuốc Kim tiền thảo

1. Tính vị

Theo sách Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xuất bản năm 1985 có ghi: Kim tiền thảo vị ngọt, mặn, tính bình hơi hàn.

2. Qui kinh

Cung theo sách sách Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xuất bản năm 1985, Kim tiền thảo qui vào kinh Can đởm, Thận và Bàng quang.

3. Tác dụng dược lý và chủ trị

a. Theo y học hiện tại:

  • Tác dụng lên hệ thống tim mạch, hạ áp lực ở động mạch, tăng tuần hoàn mạch vàng, làm giảm lượng oxy ở tim và góp phần điều trị nhịp tim nhanh gây hồi hộp.
  • Ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn xanh và vi khuẩn lỵ.
  • Lợi tiểu, tăng bài tiết mật, giảm đau ống mật và hỗ trợ điều trị vàng da.
  • Nước sắc Kim tiền thảo có thể điều trị sạn ở đường tiểu và mật.
  • Nước cốt Kim tiền thảo có thể cải thiện viêm tuyến vú.

b. Theo Đông y:

  • Lợi tiểu, tiêu tích tụ (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Điều trị đau răng, ghẻ lở (theo sách Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Giải độc, tiêu viêm, tiêu sạn, thanh nhiệt (theo sách Trung Dược Học).

c. Thường dùng để chữa:

  • Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang và sỏi mật.
  • Phù thũng, viêm thận, nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu.
  • Viêm gan, suy giảm chức năng gan gây vàng da.

4. Cách dùng – Liều lượng

Cách dùng: Sắc thuốc, pha trà, tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn hoặc cao loãng,…

Liều lượng: 20 – 40 gram / ngày. Nếu dùng dược liệu tươi, có thể tăng gấp đôi liều lượng.

III. Lưu ý khi sử dụng kim tiền thảo

  • Phụ nữ có thai không nên dùng
  • Tránh nhầm với cây thóc lép.
  • Tiêu chảy, tỳ hư: không nên dùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Hy vọng với những thông tin về cây dược liệu kim tiền thảo mà chúng tôi vừa cung cấp, sẽ là những kiến thức bổ ích cho bạn. 

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm rượu của Thiên Hữu liên hệ địa chỉ: 35/2 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Hotline: 0262.37.07.307 – 0933.958.588.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *